Tủ lạnh là thiết bị được sử dụng nhiều trong gia đình, có một số sự cố thường gặp ở tủ lạnh mà chúng ta có thể tự khắc phục, kiểm tra được, bạn chỉ cần để ý những điều sau đây :
Tủ lạnh có lúc hoạt động có lúc không hoạt động ?
Kiểm tra:
-Tủ đang xả đá nhờ điện trở phá băng và rơ le thời gian, tủ đang trong chu kỳ nghỉ.
Giải quyết:
– Không có vấn đề gì.
Tủ lạnh bị mốc ?
Kiểm tra
-Không vệ sinh lau khô khi không sử dụng
Giải quyết:
-Lau tủ lạnh khô nếu không sử dụng, không đóng kín cửa để tủ thoáng không lên mốc.
Tủ lạnh có mùi hôi ?
Kiểm tra
– Tủ lạnh không sử dụng lâu ngày sẽ có mùi.
– Đồ ăn không được đóng nắp, bao lại cũng làm tủ lạnh có mùi
– Mùi bốc ra từ phía sau tủ lạnh.
Giải quyết:
-Tủ lạnh đang hoạt động thì sẽ mất đi mùi hôi lạ nên cắm tủ chạy thường xuyên.
-Bao thức ăn lại. Đậy nắp kín lại.
-Vệ sinh máng nước.
Tủ lạnh xuống cấp nhanh ?
Kiểm tra
– Không chịu làm vệ sinh tủ thường xuyên
-Tủ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào.
– Không bảo quản làm móp tủ, rách roan…
Giải quyết:
– Thường xuyên vệ sinh tủ.
– Thay đổi vị trí của tủ
– Bảo quản tủ
Tủ lạnh bị lâu đông ?
Kiểm tra
– Để lon đá kín mít ngăn trên
– Làm đá bằng thố to quá
– Núm điều chỉnh ở vị trí nhỏ
– Lon làm đá bằng nhựa
Giải quyết:
– Chú ý khi sắp lon đá không nên làm bít lỗ thổi gió. Cạo tuyết đi để làm đá nhanh hơn.
– Làm đá lon nhỏ hơn sẽ đông nhanh hơn
– Chỉnh lại số lớn lên số 3,4 hay 5. Muốn làm đá nhanh nhanh hơn thì để ở vị trí MAX .
– Làm đá bằng lon nhôm nhanh hơn bằng lon nhựa.
– Tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm là chính.
Tủ lạnh chạy có âm thanh lạ ?
Kiểm tra
– Đặt tủ lạnh chạm vào tường
– Có vật gì rớt chung quanh tủ
– Khay, kệ trong tủ lạnh hay máng nước sau tủ để không chắc, không cân bằng.
– Tủ lạnh đang hoạt động có tiếng ga sôi, tiếng kêu của lốc máy
– Lốc máy làm việc quá tải.
Giải quyết:
– Không để tủ lạnh chạm vào vật khác.
– Kiểm tra xem có cái gì rớt vào tủ lạnh không
– Kê lại, gắn các khay lại cho chắc.
– Không có vấn đề gì
– Không nên bỏ thức ăn quá nhiều, làm đá nhiều.
Tủ lạnh bị nóng ?
Kiểm tra
– Dàn nóng của tủ lạnh bố trí ở sát vỏ tủ lạnh để tỏa nhiệt ra bên ngoài.
Giải quyết:
– Không vấn đề gì.
Chạm vào tủ lạnh thấy bị tê, bị giật điện ?
Kiểm tra
– Chưa nối mát cho tủ lạnh
– Tay ướt sờ vào tủ lạnh
– Tủ lạnh bị rò điện.
Giải quyết:
– Đằng sau tủ lạnh có chỗ để nối mát, cần nối mát cho tủ lạnh.
– Đồ điện nào nếu không nối mát cũng bị giựt tê
– Tay khi mở tủ có khô ráo không
– Đường dây điện bị hở chạm vào tủ.
Đọng nước ở vỏ tủ, nắp tủ, cửa tủ ?
Kiểm tra
– Đệm cửa có bị hở hay không
– Vào mùa mưa có độ ẩm cao.
Giải quyết:
– Từ khe hở, khí lạnh sẽ thoát ra có khi làm đọng nước.
– Chỉ cần lấy giẻ khô lau sạch.
Thực phẩm ở ngăn dưới bị đông đá?
Kiểm tra
– Có để thực phẩm dễ đông ở nơi tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh sát dàn lạnh không.
Giải quyết:
– Đừng bỏ thực phẩm dễ đông ở phía trong cùng tủ, nên để phía ngoài tủ.
– Kiểm tra xem tủ có để núm điều chỉnh ở vị trí MAX hay không
Tủ bị đóng đá nhiều?
Kiểm tra
– Thực phẩm chứa nhiều nước có để nguyên không bao bọc lại hay không.
– Có bỏ thực phẩm còn nóng vào tủ hay không.
– Cửa đã đóng kín hoàn toàn không.
Giải quyết:
-Bao bằng bọc nilon hay bỏ vào hộp đựng kín các thực phẩm có nhiều nước.
-Làm nguội thức ăn nóng trước khi bỏ vào tủ.
-Thường xuyên kiểm tra cửa phải được đóng kín do hơi nước trong không khí sẽ đọng thành nước.
Tủ lạnh hoàn toàn không hoạt động ?
Kiểm tra
– Kiểm tra lại phích cắm.
– Cầu chì hay công tắc điện có bị ngắt hay không.
– Điện áp nguồn có bị sụt áp hay không.
– Dây điện nguồn có tiếp xúc tốt vào ổ cắm nhiều đầu hay dùng dây điện nguồn nhỏ quá không.
Giải quyết:
– Hãy sử dụng ổ cắm chuyên dùng cho tủ lạnh
– Kiểm tra lại công tắc, cầu chì.
– Kiểm tra lại điện áp
– Gắn thêm thiết bị cung cấp điện áp ổn định cho tủ
– Điện áp thì có nhưng có thể dòng dòng điện qua dây dẫn lại không đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét